Răng sứ bị thưa sau khi bọc làm cho bệnh nhân cảm thấy ê buốt, đau nhức rất khó chịu. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này có thể do 1 trong những bước khi thực hiện quy trình bọc răng sứ hoặc cũng có thể do chính ý thức giữ gìn bảo quan răng sứ của bệnh nhân chưa tốt. Để hiểu hơn về các nguyên nhân có thể dẫn tới răng sứ bị thưa và cách khắc phục như thế nào, cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
Nguyên nhân khiến răng sứ bọc xong bị thưa, đau nhức
Răng sứ bọc xong bị thưa, nhức có thể do rất nhiều nguyên nhân. Nắm rõ được những nguyên nhân này sẽ giúp bạn đề phòng được tình trạng này một cách hiệu quả nhất.
Những nguyên nhân này gồm có:
Chất lượng phòng khám chưa đảm bảo
Phòng khám không được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị giúp cho việc chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị được chính xác nhất. Ví dụ như labo sản xuất răng sứ không khít sát làm cho răng sứ bị hở, không khít với răng thật, từ đó dễ gây dính nhét thức ăn làm người bệnh bị hôi miệng và sâu răng.
Chăm sóc răng miệng không đúng cách sau khi bọc răng sứ
Bệnh nhân chải răng quá mạnh, không lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần cũng có thể làm cho nướu bị viêm, gây tình trạng tụt nướu và hở chân răng sứ.
Nền răng bị yếu
Tình trạng này gây ra hiện tượng răng sứ bọc xong bị thưa gây đau nhức: Nếu bạn có nền răng yếu lại phải thực hiện mài răng thì bạn không chỉ bị đau khi mài răng mà sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ xong, lực ăn nhai mạnh quá sẽ đè nén lên răng làm cho răng bị nhức và có thể sẽ thưa dần sau một thời gian.
Đọc thêm: Răng bị yếu có niềng được không?
Việc điều trị tủy không dứt điểm
Không phải trường hợp nào cũng cần phải điều trị tủy khi bọc răng sứ, chỉ khi nào răng gặp phải những tổn thương như bị viêm nha chu, sâu răng thì mới cần điều trị tủy trước khi bọc răng. Vấn đề răng sau khi bọc sứ bị thưa và tổn thương có thể do quá trình điều trị tủy không được tốt làm cho răng bị ảnh hưởng từ trong ra ngoài sau 1 thời gian.
Chế độ ăn uống không phù hợp
Thường xuyên ăn đồ ăn cứng, không chịu giữ gìn cẩn thận chính là một trong những nguyên nhân làm cho răng sứ bị thưa. Bên cạnh đó việc vệ sinh răng miệng không đúng cách làm cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ gây ra các bệnh lý răng miệng ảnh hưởng tới chất lượng răng sứ.
Không điều trị triệt để bệnh lý răng miệng trước khi phục hình răng sứ
Thông thường bước đầu tiên quan trọng trước khi phục hình răng sứ bác sĩ sẽ phải kiểm tra và thăm khám tình hình răng miệng của bệnh nhân để biết bệnh nhân có mắc phải bệnh lý răng miệng nào không. Nếu có sẽ được điều trị ngay để không làm chậm trễ quá trình phục hình răng sứ. Bên cạnh đó việc vệ sinh răng miệng là vô cùng cần thiết để loại bỏ các loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe trong quá trình phục hình.
Kỹ thuật phục hình của bác sĩ không tốt
Kỹ thuật của bác sĩ đóng vai trò rất quan trọng trong việc răng sứ có bị thưa sau khi bọc xong không, từ bước thăm khám đầu tiên để xác định tình trạng răng miệng tới bước mài răng và lấy dấu hàm. Nếu quá trình mài răng không tốt, làm phạm tới mô răng thật hay xâm lấn quá nhiều tới răng đồng thời bác sĩ sửa soạn cùi răng chưa đúng kỹ thuật sẽ làm bệnh nhân bị thưa răng sau khi bọc răng sứ, răng trở nên đau nhức và ê buốt. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn tới việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Đọc thêm: Răng thưa nên bọc sứ hay niềng thì tốt hơn?
Răng sứ thưa ra sau khi bọc có ảnh hưởng gì không?
Mất thẩm mỹ khuôn mặt
Ảnh hưởng đầu tiên của răng sứ bị thưa sau khi bọc đó là ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của gương mặt. Răng sứ thưa ra sau khi bọc làm chúng ta mất tự tin, không dám cười khi giao tiếp, trò chuyện với người đối diện.
Gây tình trạng ê buốt răng kéo dài
Răng sứ bị thưa sau khi bọc đồng nghĩa với việc bọc răng sứ bị hỏng, không đúng kỹ thuật. Răng có thể bị ê buốt kèm cảm giác đau rát khó chịu. Đặc biệt khi ăn đồ nóng lạnh thì mức độ ê buốt sẽ càng cao, ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân.
Viêm lợi, viêm nướu, hôi miệng
Trước khi bọc răng sứ bác sĩ sẽ phải màu sao cho bờ răng sứ nằm dưới nướu để nụ cười của bệnh nhân được tự nhiên. Trong trường hợp răng sứ giá rẻ, kém chất lượng, kỹ thuật bác sĩ không tốt sẽ khiến răng sứ bị thưa ra, nướu có thể bị sưng to, tiết nhiều dịch nướu từ đó dẫn tới viêm nướu và hôi miệng.
Lệch khớp cắn, mất chức năng ăn nhai
Sai lệch khớp cắn khi điều trị bọc răng sứ hỏng không chỉ gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt mà còn ảnh hưởng tới phát âm và chức năng ăn nhai của răng, răng ăn nhai khó khăn hơn, thậm chí không thể nghiền nát được thức ăn.
Viêm tủy, hỏng răng gốc
Viêm tủy là tình trạng nặng nhất của ca bọc răng sứ lỗi. Nó không chỉ làm cho bệnh nhân đau mà còn làm cho cả hàm răng bị hỏng. Nguyên nhân chủ yếu do bác sĩ cẩu thả, mài răng không đúng kỹ thuật hoặc sử dụng keo gắn răng không đung kỹ thuật, làm ảnh hưởng tới răng gốc.
Cách khắc phục tình trạng răng sứ bị thưa sau khi bọc
Để khắc phục tình trạng răng sứ bị thưa sau khi bọc, các bác sĩ cần phải bỏ răng sứ bị thưa, xem xét đánh giá lại tình trạng răng hiện tại và phục hình lại răng sứ mới.
Lưu ý, bệnh nhân không tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc các phương pháp giảm đau khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi nếu bạn không biết cách chữa răng bọc sứ bị thưa và đau nhức đúng cách thì còn có thể gây ra những biến chứng còn nguy hiểm hơn.
Cách hiệu quả để chữa răng sứ bị thưa, nhức là tìm đến các bác sĩ có chuyên môn cao để thăm khám lại tình trạng của răng, tìm ra nguyên nhân gây đau nhức để có phương pháp khắc phục kịp thời và có hiệu quả nhất.
Nếu nguyên nhân răng sứ bị thưa, đau do chưa làm sạch tủy thì cần phải tiến hành tháo răng sứ đã được phục hình và đảm bảo làm sạch hết tủy, không để bất cứ điều gì có thể là nguyên nhân khiến răng bị ê buốt sau khi phục hình lại.
Nếu nguyên nhân do cộm cấn răng sứ, răng không ôm khít sát vào cùi răng và trục răng chuẩn bị lệch lạc thì bạn sẽ phải chỉnh lại chiếc răng sứ lại cho đúng. Khi răng sứ đã được gắn chuẩn bệnh nhân sẽ không bị thưa răng sau khi bọc xong cũng như không cảm thấy đau khi ăn nhai hoặc trong sinh hoạt hàng ngày.
Để không gặp phải tình trạng răng sứ sau khi bọc bị thưa bạn nên tìm hiểu kỹ địa chỉ nha khoa uy tín trước khi tiến hành bọc răng sứ. Một nha khoa chất lượng phải có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, có liên kết với các nhà máy sản xuất răng sứ quy mô lớn để đảm bảo răng sứ có chất lượng tốt nhất.
Bọc răng sứ ở đâu chất lượng nhất Hà Nội?
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ bọc răng sứ chất lượng tại Hà Nội thì Nha khoa Thúy Đức chính là địa chỉ phù hợp nhất dành cho bạn.
Thúy Đức luôn cập nhật những mẫu răng sứ chất lượng nhất trên thị trường, an toàn và phù hợp với tính thẩm mỹ răng miệng của từng bệnh nhân.
Bên cạnh đó ngay từ bước lấy dấu hàm, bác sĩ thực hiện tỉ mỉ để đảm bảo độ chính xác nhất về kích thước răng, giảm thời gian chỉnh sửa khớp cắn trên miệng bệnh nhân khi tiến hành bọc răng sứ.
- Nha khoa Thúy Đức đã có thời gian hoạt động 14 năm, được thành lập bởi bác sĩ Phạm Văn Việt – Nguyên trưởng khoa Răng – Hàm – Mặt bệnh viện Việt Xô
- Đội ngũ bác sĩ tốt nghiệp khoa Răng – Hàm – Mặt của trường đại học Y Hà Nội, kinh nghiệm từ 5 năm trở lên
- Công nghệ, máy móc, trang thiết bị hiện đại nhất phục vụ cho việc bọc răng sứ: máy điều trị tủy EndoMatic, máy cắm implant Dentium ICT, Máy chụp phim Panorama,…
- Sử dụng phương pháp bọc răng sứ và dán sứ với phôi răng sứ được cung cấp bởi các tập đoàn uy tín hàng đầu tại Nhật, Đức, Mỹ sẽ giúp bạn tự tin hơn với nụ cười của mình.
- Thời gian bảo hành răng lên tới 10 năm
Quy trình làm răng sứ đúng tiêu chuẩn
Bước 1 – Thăm khám tại nha khoa để bác sĩ lên kế hoạch và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất
Khi tới nha khoa bạn sẽ được bác sĩ thăm khám trực tiếp và chụp máy X-quang Panorama để đánh giá cụ thể tình trạng sức khỏe rặng miệng của cả hàm răng. Sau đó dựa trên đó để đưa ra các chẩn đoán và kế hoạch điều trị răng sứ chi tiết. Tùy theo tình trạng bệnh lý cũng như nhu cầu của khách hàng mà bác sĩ sẽ tư vấn để khách hàng chọn được phương pháp phù hợp nhất với mình.
Bước 2 – Lấy dấu mẫu răng
Sau khi đã thống nhất phương án điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành bước sửa soạn răng sứ theo đúng tiêu chuẩn và lấy dấu mẫu răng. Ở giai đoạn này nếu muốn có kết quả tốt bác sĩ phải có chuyên môn cao, trang thiết bị, máy móc và dụng cụ hiện đại cũng như quy trình điều trị phải đảm bảo vô khuẩn.
Bước 3 – Sản xuất răng sứ
Từ dấu mẫu răng do bác sĩ gửi về nhà máy, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành chế tác răng sứ. Ở giai đoạn này chất lượng răng sứ sẽ phụ thuộc vào tay nghề của kỹ thuật viên và cơ sở sản xuất răng sứ.
Bước 4 – Gắn răng sứ
Khi răng sứ được hoàn thiện và chuyển về nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra răng sứ từ chất lượng, tính chính xác, sự thoải mái của khách hàng và tính thẩm mỹ. Sau khi răng sứ đã đáp ứng được đủ các tiêu chuẩn này, bác sĩ sẽ gắn lên răng khách hàng bằng chất gắn chuyên dụng trong nha khoa.
Bước 5 – Kiểm tra định kỳ, chăm sóc răng sứ
Đây là bước quan trọng tuy nhiên nhiều khách hàng không nhớ phải đi thăm khám định kỳ. Tại Nha khoa Thúy Đức các bạn nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ gửi tin nhắn và gọi điện nhắc nhở khách hàng tới kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.
Mặc dù không phổ biến nhưng tình trạng răng sứ bị thưa sau khi bọc rất dễ xảy ra nếu bạn thực hiện tại các địa chỉ nha khoa kém uy tín, bác sĩ tay nghề không cao. Hậu quả mang lại không chỉ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng mà về lâu dài có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm nhiễm, nứt răng sứ, thậm chí hỏng răng gốc. Chính vì vậy ngay từ khi tìm kiếm địa chỉ bọc răng sứ hãy lựa chọn thật kỹ để tránh tình trạng này nhé!
Comment/inbox tình trạng răng của bạn để các chuyên gia nha khoa Thuý Đức tư vấn cho bạn chi tiết nhất!
Hoặc đặt lịch khám ngay hôm nay để nhận ưu đãi siêu lớn NHẬN LỊCH HẸN
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page